Ngô Thì Nhậm

Thủy Vân Nhàn Vịnh

Cảm hứng 感興

Đại phong 大風

Điếu Huy quận công 吊暉郡公 

Hoài nội kỳ 1 懷內其一 • Nhớ vợ kỳ 1

Hoài nội kỳ 2 懷內其二 • Nhớ vợ kỳ 2

Khiển hoài 遣懷 • Khuây lòng

Vân Môn tự 雲門寺 • Chùa Vân Môn

Xuân ngâm 春吟 • Khúc ngâm ngày xuân



Bút hải tùng đàm

Độ Nguyệt Đức giang 渡月德江 • Qua đò sông Nguyệt Đức

Độ Như Thiết thuỷ 渡如鐵水 • Qua đò Như Thiết

Tân niên cung hạ nghiêm thân 新年恭賀嚴親 • Năm mới kính mừng cha

Hạ nghiêm thân phó trị 賀嚴親赴治 • Mừng cha đi nhậm chức

Tống Cao Bằng đốc đồng 送高平督同 • Tiễn quan đốc đồng Cao Bằng

Thạch Long tuyền 石龍泉 • Suối Thạch Long

Đề ngự bình hoạ đồ kỳ 1 - Đào viên tam kết nghĩa

Đề ngự bình hoạ đồ kỳ 2 - Dược mã quá kiều khê

Đề ngự bình hoạ đồ kỳ 3 - Tam cố thảo lư 

Đề tranh vẽ trên bình phong của vua kỳ 4 - Gia Cát Lượng cầu gió


Cẩm đường nhàn thoại 

Lãng ngâm 浪吟 • Ngâm vang

Lục địa liên 陸地蓮 • Cây sen cạn

Tịnh đầu liên 並頭蓮 • Bông sen sinh đôi

Hoạ vần thơ vịnh sen của quan bộ công Vũ Hạo Trạch kỳ 1

Hoạ vần thơ vịnh sen của quan bộ công Vũ Hạo Trạch kỳ 2

Hoạ vần thơ vịnh sen của quan bộ công Vũ Hạo Trạch kỳ 3

Hoạ vần thơ vịnh sen của quan bộ công Vũ Hạo Trạch kỳ 4


Ngọc đường xuân khiếu

(1786 đến 1793 dưới thời Lê Chiêu Thống và đầu đời Tây Sơn.)

Vãn thu tham thiền 晚秋參禪 • Tham thiền vào buổi cuối thu

Đăng Hỗ sơn hữu cảm 登岵山有感

Nhuệ giang tịch phiếm 鋭江夕泛 • Chơi đêm trên sông Nhuệ

Cảm xúc khi qua miếu Chu Văn Trinh kỳ 1

Quá Chu Văn Trinh công miếu hữu hoài kỳ 2

Dữ dật sĩ Phạm Thời Thấu liên vận kỳ 1 

Dữ dật sĩ Phạm Thời Thấu liên vận kỳ 2 

Ngũ Vân lâu vãn diểu • Trên lầu Ngũ Vân ngắm cảnh chiều

Hạ hữu 賀友 • Mừng bạn

Hoạ kê tiên 和乩仙 • Hoạ bài thơ bói tiên


Thần Phù sơn vọng hải 神符山望海

Đăng Bàn A sơn cảm hứng 登盤阿山感興

Nghệ An đạo trung 乂安道中 • Trên đường Nghệ An

Thuật lại nỗi buồn khi nghỉ lại ở Dinh Cầu

Ký đệ Học Tốn thị 寄弟學遜氏 • Gửi em Học Tốn

Thu tứ kỳ 1 秋思其一 • Tứ thu kỳ 1

Thu tứ kỳ 2 秋思其二 

Thu tứ kỳ 3 秋思其三

Thu tứ kỳ 4 秋思其四

Ký kiến 記見 • Ghi lại điều trông thấy


Văn giá cô thanh 聞鷓鴣聲 • Nghe tiếng chim giá cô

Đăng Hoành Sơn vọng hải 登橫山望海

Quá Thần Đầu hải ngạn 過神投海岸 • Qua bờ biển Thần Đầu

Bố Chính đạo trung 布政道中 • Trên đường Bố Chính

Tức cảnh kỳ 1 即景其一

Tức cảnh kỳ 2 即景其二

Tức cảnh kỳ 3 即景其三

Lữ xá 旅舍 • Quán trọ

Giang thiên viễn diểu 江天遠眺 • Cảnh trời sông nhìn xa

Thu dạ lữ đình 秋夜旅亭 • Đình lữ khách đêm thu


Bắc thành du hứng 北城遊興 

Cổ miếu 古廟

Cổ tự 古寺 • Chùa cổ



Ngô Thì Nhậm 吳時壬 (có sách viết 吳時任, 25/10/1746 - 1803) hay Ngô Thời Nhiệm, tự Hy Doãn 希尹, hiệu Đạt Hiên 達軒, là danh sĩ đời hậu Lê - Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử, đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778, làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.


Sau vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Bách Tính, Nam Định (nay là Bách Tính, Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định) lánh nạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh “cầu hiền” tìm kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỷ, Ngô Văn Sở và Đặng Tiến Đông. Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch, các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan, Đoàn Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du), Vũ Huy Tấn, Nguyễn Huy Lượng... lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng “Thật là trời để dành ông cho ta vậy”, và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng thư bộ Lại - chức vụ cao cấp nhất trong Lục bộ.


Cuối năm Mậu Thân (1788), do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa. Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.


Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Nhưng do trước đó có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên cho người tẩm thuốc vào roi. Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết.


Nguồn: thivien.net