Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông - Vị hoàng đế thứ ba nhà Trần, (12/1258 - 12/1308), tên khai sinh là Trần Khâm. Làm vua từ năm 1278 - 1293. Sau đó làm Thái Thượng Hoàng rồi đi tu. Sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm, lấy đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ.
Năm 1274, ở tuổi 16, Trần Khâm được vua cha phong làm Hoàng thái tử. Trần Thánh Tông lập trưởng nữ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Thái tử phi.

Kháng chiến chống Nguyên (1285) lần 2
Kháng chiến chống Nguyên (1287-1288), lần 3

Có lúc ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía nam đến tận Chiêm Thành, đã từng khất thực ở trong thành. Điều ngự đã hứa gả con là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân; để đáp lễ, Chế Mân xin nhượng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt.  Hôn lễ giữa Huyền Trân với vua Chiêm được cử hành vào năm 1306. Vua Anh Tông sáp nhập hai châu Ô, Lý vào Đại Việt và đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa.

Tháng 11 âm lịch (tháng 12 dương lịch) năm 1308, Điều ngự Trần Nhân Tông viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân (Yên Tử). Về ngày mất của Điều ngự, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép là ngày 16 tháng 12 năm 1308 . Thánh đăng ngữ lục đã tường thuật về cuộc đối thoại cuối cùng giữa Điều ngự với thị giả Bảo Sát:

Ngày mùng một tháng mười một, nửa đêm sao trời sáng tỏ, Điều Ngự hỏi: Hiện giờ là giờ gì? Bảo Sát thưa: Giờ Tý.

Điều Ngự đưa tay mở cánh cửa sổ nhìn ra bảo: Chính là giờ ta đi! Bảo Sát hỏi: Tôn Đức đi đâu? Điều Ngự đáp:

    Tất cả pháp chẳng sanh,

    Tất cả pháp chẳng diệt,

    Nếu hay hiểu như thế,

    Chư Phật thường hiện tiền.

    Nào có đến đi gì?

Bảo Sát thưa:

– Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt thì thế nào?

Điều Ngự liền vả ngay miệng Bảo Sát, bảo:

– Chớ nói mớ!

Nói xong, Ngài nằm theo thế sư tử lặng lẽ mà tịch. Qua đêm thứ hai, Bảo Sát vâng theo lời di chúc, làm lễ hỏa táng ngay nơi am Ngài ở, có mùi hương lạ xông lên thoảng ra xa, nhạc trời trên không, mây năm sắc che trên giàn hỏa.

Ngày thứ tư Tôn giả Phổ Tuệ (Pháp Loa) từ núi Yên Tử vội vã đến, dùng nước thơm rưới lên giàn hỏa làm lễ. Xong, Pháp Loa thu lấy ngọc cốt, được xá lợi năm màu hơn năm trăm hạt lớn, còn hạt nhỏ cỡ hột lúa hột cải thì nhiều vô kể. Vua Anh Tông, Quốc phụ Thượng Tể cùng đình thần đem thuyền rồng đến lễ bái dưới chân núi, gào khóc vang trời, sau đó đón ngọc cốt và xá lợi xuống thuyền rồng đưa về kinh. Từ triều đình cho đến thôn quê đều rất mực thương tiếc.

— Thánh đăng ngữ lục


Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng cung cấp một số chi tiết khác về sự qua đời của Trúc Lâm đại sĩ:

“ Bấy giờ Thượng hoàng xuất gia, tu ở ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc Lâm đại sĩ. Bà chị là Thiên Thụy ốm nặng, Thượng hoàng xuống núi, tới thăm và bảo: "Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi, thấy âm phủ có hỏi thì trả lời rằng: Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay".  Nói xong, Thượng hoàng trở về núi, dặn dò người hầu là Pháp Loa các việc về sau, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa. Thiên Thụy cũng mất vào hôm đó. Pháp Loa thiêu được hơn ba ngàn hạt xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở kinh sư.