Hùng Cường
◆ Returning to the Cold Land / Về Thăm Xứ Lạnh - Hùng Cường
Performed by Hùng Cường
◆ Moon of Cam Ly / Trăng Cam Ly - sáng tác & trình bày: Hùng Cường
◆ Tình Trăng Bến Hải - Hùng Cường
Performed by Hùng Cường
◆ Afternoon Disorientation / Cơn Mê Chiều - Nguyễn Minh Khôi
Performed by Hùng Cường
◆ I Leave / Tôi Đi - Hùng Cường
Performed by Hùng Cường
◆ Movie Afternoon Sunshine / Phim Nắng Chiều
Stars: Hùng Cường & Thanh Nga with live singing.
◆ Mai - nhạc & lời Quốc Dũng, nghệ sĩ Hùng Cường trình bày
Hùng Cường (tên thật: Trần Kim Cường, 21 tháng 12 năm 1936–1 tháng 5 năm 1996) là một ca sĩ, nghệ sĩ cải lương, kịch sĩ và diễn viên điện ảnh người Việt Nam. Ông nổi tiếng từ thập niên 1950 tại Sài Gòn với những ca khúc nhạc tiền chiến và sau là nhạc vàng. Ông còn là tác giả của nhiều ca khúc. Bên cải lương, ông kết hợp với nghệ sĩ Bạch Tuyết tạo thành cặp sóng thần cải lương cực kỳ nổi tiếng thập niên 1960-1970 và bên tân nhạc, ông kết hợp với ca sĩ Mai Lệ Huyền tạo thành cặp sóng thần của tân nhạc khi ấy với thể loại "kích động nhạc". Ông dùng bút danh Nhất Quốc Tâm khi sáng tác thơ.
Cùng với Duy Khánh, Chế Linh và Nhật Trường, ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của tân nhạc miền Nam và được người đời xưng tụng là "Tứ trụ nhạc vàng".
Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm 1936 tại Hải Phòng, có mẹ là cựu nữ sinh trường Bonnal Hải Phòng, cha là thủy thủ tàu viễn dương quê Bến Tre. Năm 1937, cha ông lái tàu đón vợ con vào Bến Tre ra mắt nhà nội.[1] Khi ông lên 4 tuổi thì cả gia đình chuyển lên Sài Gòn sống ở đường Phát Diệm (nay là đường Trần Đình Xu, Quận 1) gần rạp Quốc Thanh. Ngay từ khi còn là học sinh Trường Trung học Trần Hưng Đạo, ông đã có thể tự sáng tác và biểu diễn những bài hát học sinh trong các lần hội diễn của trường. Sau khi học xong “tú tài”, ông chính thức theo nghiệp ca hát tại các vũ trường Kim Sơn, Baccara,...
Ngay từ năm 1954–1955, Hùng Cường đã nổi tiếng với các nhạc phẩm “tiền chiến” như: Ông lái đò, Vọng ngày xanh, Sơn nữ ca, Đường xưa lối cũ,... Tất cả đều được thu đĩa và đạt số bán kỷ lục ở Sài Gòn bấy giờ. Đầu thập niên 1960, Hùng Cường và Mai Lệ Huyền chuyển sang thể loại nhạc vàng, tạo nên một không khí mới mẻ trong nền âm nhạc thời đó. Ông cũng được xem là người đào hoa vì có nhiều người tình nhất Sài Gòn thời bấy giờ.
Tay ngang thành kép chính lý tưởng
Ông vốn là ca sĩ hát tân nhạc, nhưng năm 1959, ông bất ngờ xuất hiện trên sân khấu cải lương trong vai chính và thành công vang dội. Đó là điều khá phi thường vì vào thời điểm đó, một người theo đoàn cải lương phải mất ít nhất 2–3 năm làm “giàn bao” mới lên được vai phụ, rồi cũng mất chừng ấy thời gian mới lên được vai chính nếu thực sự có tài và khổ luyện. Với nền móng nhạc lý vững vàng, cộng với chất giọng đã được trui rèn và sự kiên trì, cố gắng khổ luyện, ông đã mạnh dạn bước lên sân khấu cải lương và khẳng định ngay tên tuổi của mình. Kể từ đó, trên bầu trời cải lương Việt Nam Cộng hòa xuất hiện ngôi sao rực sáng, ông đã giúp cho tiếng tăm và doanh thu của đoàn Ngọc Kiều cải thiện đáng kể. Với vóc dáng “sáng” sân khấu, chất giọng tenor khỏe, lối diễn xuất vừa tự nhiên vừa tự tin và rất hợp lý cùng những bài bản cải lương đã được luyện tập kỹ càng, Hùng Cường đã thành công vang dội ngay từ vai diễn đầu.
Tức thì, chủ đoàn Ngọc Kiều ký tiếp hợp đồng với Hùng Cường để hát vai chính trong kịch bản mới Tuyết phủ chiều đông khai trương tại rạp Viễn Trường (Mỹ Tho, Tiền Giang) sau một tháng tập dượt. Hùng Cường đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc đến nhà ông luyện tập ngày đêm. Ngoài ra, ông rất nhạy bén, biết được sở đoản, sở trường của mình, nên đã phối hợp với soạn giả cải lương lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng tài năng của ông.
Tuyết phủ chiều đông của soạn giả Bạch Yến Lan và giọng hát mới Hùng Cường đã tạo nên một sự kiện chấn động "thánh địa cải lương" Mỹ Tho. Rạp Viễn Trường đầy kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, bên ngoài còn dư khán giả gần nửa rạp.
Tiếp theo, đoàn Ngọc Kiều dựng tiếp vở cải lương Màu tím đèn hoa giấy, khai trương tưng bừng tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo năm 1960, rồi tiếp tục lưu diễn nhiều tỉnh, thị xã lớn ở miền Tây. Hùng Cường đóng vai Kha Phong – kiếm sĩ Phù Tang điêu luyện, bên cạnh tài danh Ngọc Đáng. "Ngôi sao" cải lương Hùng Cường rực sáng từ đó.
Hùng Cường và Mai Lệ Huyền.
Ông và nghệ sĩ Bạch Tuyết kết hợp lại thành cặp "sóng thần" rất nổi tiếng ở Sài Gòn thập niên 1960. Nổi tiếng tới mức làm lu mờ những cặp đôi khác và chuyện tình giữa Bạch Tuyết với danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang được thêu dệt nhờ đó mà ra.
.......
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông nhiều lần vượt biên nhưng bị bắt và sau đó bị tù. Trong phong trào đả phá văn hóa phẩm đồi trụy giai đoạn 1977-78, theo chính lời Hùng Cường, tấm bích chương chụp ông và nữ minh tinh Kim Vui bận đồ tắm trong một cảnh phim Chân trời tím được đặt ở lối ra vào khu triển lãm "tội ác Mĩ-ngụy" như một bằng chứng sinh động về "lối sống xa hoa trụy lạc" của thanh niên Sài Gòn thời Việt Nam Cộng hòa. Vì thế, dù được cơ quan tuyên huấn nhiều lần triệu tập đề nghị tham gia Phong trào Ca khúc Chính trị nhưng ông từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng sang được Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 2 năm 1980. Ông cư ngụ tại Garden Grove, California, tiếp tục hoạt động âm nhạc.
Ông dùng bút danh Nhất Quốc Tâm khi sáng tác thơ.
Ông qua đời ngày 1 tháng 5 năm 1996 tại bệnh viện Fountain Valley, quận Cam, California, hưởng dương 59 tuổi. Tại Bến Tre, các con ông đồng lập mộ ông.
Nguồn: wikipedia