Thu dạ châm thanh 秋夜砧聲 • Tiếng chày đập vải đêm thu


Nguyễn Khuyến

Canh thâm sương trọng Án cừu (1)  khinh,

Tứ cố hàn châm (2) chẩm bạn oanh.

Đảo nguyệt (3) cao đê xâm giác hưởng,

Tuỳ phong đoạn tục bán trùng thanh.

Kinh hồi thú phụ Tương Thành mộng, (4)

Hoán khởi chinh phu nguỵ khuyết tình. (5)

Nhất chủng u sầu tiêu vị đắc,

Viễn sơn hà xứ hựu chung minh.


(1)Áo của tể tướng Án Anh đời Chiến Quốc. Vì muốn tiết kiệm nên ông mặc cái một cái áo khoác bằng da rất lâu. Về sau người ta dùng chữ “Án cừu” để chỉ sự tiết kiệm hay cảnh nghèo khó. Thơ Đỗ Mục đời Đường: “Lữ quán dạ thâm Khương bị lãnh, Mộ giang hàn giác Án cừu khinh” 旅馆夜忧姜被冷,暮江寒觉晏裘轻 (Đêm khuya lữ quán chăn Khương lạnh, Rét mướt sông chiều áo Án đơn).

(2) châm: chày bằng đá, dùng giặt quần áo

(3) chỉ mặt trăng, do câu "ngọc thố đảo dược"

(4) Ở đây, Nguyễn Khuyến muốn chỉ giấc mộng của người vợ lính có chồng đi chinh chiến phương xa, muốn được đoàn tụ cùng chồng. Tương Thành là một thành lũy bên tàu, dùng ngăn giặc, bị chiếm đóng nhiều lần. 

(5) ngụy khuyết: cửa lớn trước cung điện vua, ý chỉ lòng công danh




Canh khuya sương nặng, áo cừu Án tử nhẹ,

Bốn bề tiếng chày đập vải vang quanh gối.

Dưới trăng tiếng nghe cao thấp át cả tiếng tù và,

Theo gió đứt nối lẫn với tiếng côn trùng.

Khua tỉnh giấc mộng Tương Thành của người vợ lính mong chồng trở về,

Gợi dậy lòng ham muốn công danh của kẻ chinh phu ở cửa cung nhà Nguỵ.

Một thứ u sầu chưa tiêu tan được,

Từ núi xa vẳng lại tiếng chuông ngân.