Nhàn Luận Về Dịch Thơ / The Art of Poetry Translation
Vương Thanh
Có hai lối dịch thơ chính yếu. Một là dịch thoát ý, nghĩa là câu dịch chỉ cần đúng ý nghĩa của câu thơ trong nguyên tác chứ không cần dịch sát từng chữ. Hai là dịch sát nghĩa từng chữ, hay từng cụm từ trong mỗi câu. Tôi nghĩ dịch thuật nên bao gồm 2 cách thức trên. Nên ráng dịch sát ý nghĩa từng chữ, từng cụm từ trong mỗi câu, trừ phi làm vậv thì dịch không đúng ý nghĩa của câu thơ, thì đến lúc đó mới nên dịch thoát ý! Khi dịch sát ý nghĩa, đôi khi có những chữ phụ, chúng ta có thể bỏ qua không dịch nếu dịch thấy mất hay, và có khi chúng ta cần thêm một vài từ phụ vào cho bản dịch có vần điệu và có sự mạch lạc.
There are two major methods of poetry translation. One method is a liberal translation, where only the meaning of the original verse needs to be captured, without care for exactness. The other method is a literal translation, where the words in the verse line is translated as closely as possible. I believe that poetry translation should include the use of both methods. We should try to do a literal translation of each line unless it breaks the meaning of the verse, then we can use the liberal translation method. When doing a literal translation, sometimes we can drop minor, unimportant words, and oftentimes we need to add in conjunctive words, adjectives, etc. to give rhythm, rhyme to the translation line and makes it more clear.
Thí dụ câu thơ : "làn thu thủy, nét xuân sơn" , ý của câu thơ chỉ là tả "đôi mắt đẹp, lông mày đẹp" của một giai nhân. Nếu chúng ta dịch thoát ý như thế thì không được hay. Phải dùng những cụm từ mà tác giả dùng để diễn tả cái đẹp của đôi mắt trong long lanh như nước hồ mùa thu, và lông mày thanh tú như viền núi vào mùa xuân nhìn từ xa, thì lời dịch mới diễn tả được cái hay của nguyên tác, và không phụ lòng tác giả bài thơ. Tôi thấy đó là điều quan trọng nhất trong dịch thuật, cần phải tôn trọng. Hãy gọi đó là Điều 1.
For example, the idea of the verse line “làn thu thủy, nét xuân sơn” just means “beautiful eyes, beautiful eyebrows” of a lady. But a liberal translation like that is not interesting. We need to use the words that the poet use to describe the beauty of the eyes of a girl, clear, sparkling like a calm lake in autumn, and the beauty of the eyebrows like the edges of a mountain crest in spring when seen from afar. Only translated thus, can the beauty of the original verse be captured and do justice to the author’s artistry. I think this’s the most important rule in translation that needs to be respected. Call it Rule #1.
Điều 2:
Khi cần thiết có thể dịch một câu thơ nguyên tác qua 2 câu thơ hay nhiều hơn. Vì câu thơ nguyên tác có thể rất cô đọng, cần phải dùng nhiều hơn một câu khi dịch qua mới trọn ý nghĩa.
Thí dụ câu thơ "vân tưởng y thường, hoa tưởng dung" trong bài tứ tuyệt Thanh Bình Điệu 1 của Lý Bạch.
Nghĩa là: ngắm mây tưởng nhớ đến xiêm áo của nàng, ngắm hoa tưởng nhớ đến dung nhan của nàng."
Rule #2:
When needed, we can translate one original verse line into multiple lines. Because the original verse may be super compact, and needs to be translated with several lines in order to capture the meaning adequately.
For example, the verse “vân tưởng y thường, hoa tưởng dung” in the 4-lines-seven-words poem “Song of Peace 1” by Li Bai. Its meaning: looking at the clouds, thinking of her flowing dress; looking at a flower, and thinking of her face”.
Hầu hết bản dịch xưa nay dịch câu thơ này không chính xác. Thi sĩ dịch giả Bùi Khánh Đản dịch là : "Áo như mây nổi, mặt hoa cười" và Ngô Tất Tố dịch thành "Thoáng bóng mây hoa nhớ bóng hồng". Đối chiếu với lời dịch nghĩa, thì bản dịch của 2 vị này thiếu sót. Sở dĩ thiếu sót là vì họ ép câu thơ dịch vào 7 chữ, mà lời dịch nghĩa phải dùng mười mấy chữ trở lên mới nói trọn ý nghĩa. Ép vào 7 chữ vì hai vị này muốn dùng thể tứ tuyệt cho giống nguyên tác.
Most existing translations do not translate the verse line accurately. Poet-translator Bùi Khánh Đản translated as follows: “Dress like floating cloud, her face smiling”, and writer Ngô Tất Tố translated as follows: “Seeing flitting shadow of clouds, longing for the beauty”. When contrasted with the original, these translations are lacking. The reason for this is because these two translators try to pack the translated verse into seven words, but its meaning as seen in the prose translation requires more than a dozen words to fully express the meaning of the verse. The reason for using only seven words is because the translators wanted to use the 4-lines-7-words form like the original poem.
Tôi dịch câu thơ này thành lục bát qua 2 câu:
"Ngắm hoa tưởng nhớ dung nhan
Ngắm mây lại nhớ áo nàng thướt tha".
Như vậy mới đúng trọn vẹn ý của nguyên tác.
I translated the verse into the six-eight Viet verse form as follows:
“Gazing at a flower, I miss her face
Looking at the clouds, I miss her dress flowing elegantly”
Nguyên tác: Lý Bạch (original poem by Li Bai):
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.
Dịch nghĩa: (Prose translation to Vietnamese)
1. Nhìn mây nhớ đến xiêm áo, thấy hoa nhớ đến dung nhan
2. Gió xuân thổi nhẹ qua hiên, hơi sương nồng đậm.
3. Nếu không phải người (tiên) trên núi Quần Ngọc,
4. Hẳn là đã gặp gỡ, ở Dao Đài (đài ngọc) dưới ánh trăng.
Nguyên bài của Bùi Khánh Đản: (Viet translation by Bùi Khánh Đản)
Áo như mây nổi, mặt hoa cười
Gió nhẹ qua hiên hạt móc tươi
Ví chẳng phải người trên núi Ngọc
Dưới trăng âu hẳn khách Dao Đài.
Nguyên bài của Ngô Tất Tố: (Viet translation by Ngô Tất Tố)
Thoáng bóng mây hoa nhớ bóng hồng
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong.
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt Dao Đài thử ngóng trông.
Nguyên bài của Vương Thanh: (Vương Thanh’s translation)
Ngắm hoa tưởng nhớ dung nhan
Ngắm mây lại nhớ áo nàng thướt tha
Hiên sương, thoảng gió xuân qua
Hơi sương còn đọng gót hoa ảo huyền
Không là Quần Ngọc núi tiên
Dưới trăng, ắt đã gặp trên Dao Đài.
Điều 3:
Dịch qua đúng thể thơ thì tất nhiên là tuyệt vời nếu ý nghĩa trong những câu thơ của nguyên tác được tôn trọng. Nhưng nếu vì ép dùng đúng thể thơ của nguyên tác mà bản dịch trở thành thiếu sót thì tuyệt đối không nên. Có thể dùng thể thơ khác như lục bát, hay dùng thể thơ tự do nếu cần.
Rule #3:
If the translated poem uses the same poetry form as the original then of course that’s wonderful but only if the meaning of the original verse is adequately captured. Otherwise, the original poetry form needs not be used. We can use several other poetry forms such as the six-eight poetry form or use free verse form if needed.
Điều 4:
Có khi dịch 1 đoạn thơ 4 câu chẳng hạn, thứ tự dịch câu thơ có thể cần phải đảo lộn thì dịch mới hay, mới có vần điệu. Đây là một kỹ thuật nho nhỏ, cũng được nhiều dịch giả áp dụng.
Rule #4:
Sometimes when translating a 4-line stanza, the order of some lines may need to be reversed in the translation, to hep with the rhythm and rhyme. This’s just a minor technique that many translators use.
Điều 5:
Dịch thơ Tàu qua tiếng Việt, nếu là nguyên tác có vần điệu không phải tự do, thì bản dịch cũng nên có vần điệu thì nghe mới hay. Vì tiếng Việt Nam có rất nhiều vần. Thông thường có thể dùng lục bát, song thất lục bát, hay tự do phối hợp nhiều thể loại thơ.
Rule #5:
When translating Chinese poety to Vietnamese, if the original uses a poetry form that’s not free-verse, then the translation should also be translated with attention to rhythm and rhyme to make a good translation. Because Vietnamese language has a lot of rhyming words. Some forms that can be used are: the six-eight verse form, the seven-seven-six-eight verse form or free verse form that combines multiple forms togethen in the translation.
Điều 6:
Khi dịch tiếng Việt qua tiếng Anh, điều quan trọng là tôn trọng ý nghĩa của nguyên tác và dùng những từ thích hợp nhất, gần tương đương nhất với nguyên tác.
Rule #6:
When translating a Vietnamese poem to English, the important thing is to respect the full meaning of the original and to try to use the most equivalent words to the original.
Điều 7:
Thể thơ thích hơp nhất dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh là thể thơ tự do. Không gò ép mỗi hai câu phải có cùng vần. Không giới hạn số chữ cho mỗi câu. Không gò bó 1 câu nguyên tác qua một câu thơ dịch mà có thể dùng 2,3 câu.
Trong một bài thơ khá dài nếu thấy dịch giả luôn làm 2 câu tiếp theo có vần, thì biết là dịch giả hẳn là đã làm một trong hai điều sau đây:
a. tự chế thêm chữ không có trong nguyên tác để giúp tạo vần .
b. dùng những từ không quá tương đương để làm cho có vần.
Rule #7:
The most appropriate poetry form to use when translating from Vietnamese to English is the free-verse form. We should not try to force each two lines to rhyme. We should not limit the number of words or syllables for each translated verse line. We should not try to force the translation to match line-by-line with the original. An original verse line should be translated to multiple lines if neeed to adequately capture its meaning. In a long poem, when you see the translated poem always have multiple two lines, with each two lines rhyming with one another, then you know that the translator has done either one of these two things or both:
a. the translator put in his own words, ideas not in the original, to help with creating rhyme.
b. the words used in the translation may not be the best words equivalent to the original, to help with creating rhyme.
Làm vậy không hay. Vì làm mất đi sự cô đọng của nguyên tác. Có khi đọc rời, nghe bản dịch có vần điệu, thấy cũng hay hay. Nhưng khi dối chiếu với nguyên tác thì sẽ thấy bản dịch rườm lời, thiếu sự cô đọng của nguyên tác, và không dịch chính xác cho lắm!
That’s not good. Because it loses the compactness of expression in the original poem. When read the translated poem alone, we find that it has rhythm and rhyme and sounds good. However, when contrasting with the original poem, we may find that the translation is too verbose, lacking the beautiful compact expression of the original, and the translation is not very accurate in its use of words or phrases.
Bản dịch thiếu chính xác vì số từ trong tiếng Anh tương đương hay gần tương đương với một cụm từ tiếng Việt có giới hạn, khá ít. nếu ép dịch cho luôn có vần, hẳn là phải nới rộng dùng những cụm từ cùng vần mà ý nghĩa rất thiếu sự tương đương, khác ít nhiều với nguyên tác.
The translation is not adequately accurate because the number of equivalent or near equivalent words in English to the original word is limited, only a few. If a translator forces a translation to rhyme rigidly, then he would have to use a lot of words that are not close in meaning to the original.
Tóm lược quan điểm dịch thơ/lời nhạc từ tiếng Việt qua tiếng Anh:
Dịch qua tiếng Anh, ráng dịch sát ý nghĩa của nguyên tác. Vần điệu là phụ. Tiện tay thì đảo cách đặt câu cho có vần điệu. Thỉnh thoảng có vần điệu là nghe cũng thơ rồi. Không cần cứ mỗi hai câu có vần. Và tuyệt đối không giới hạn sô chữ hay số âm (syllables) vì tiếng Việt dơn âm, tiếng Anh đa âm. Giới hạn vậy sẽ không dùng được những từ tương đương, thích hợp nhất với cụm từ tiếng Việt. Mà điều quan trọng nhất là điều 1, là tôn trọng ý nghĩa thơ của tác giả, đặc biệt những áng thơ kiệt tác như truyện Kiều của Nguyễn Du, như thơ của Vũ Hoàng Chương, cần ráng dịch cho thật sát ý nghĩa của nguyên tác.
Brief summary of my view on translating poetry and song lyrics from Vietnamese to English:
When translating to English, we should try to capture closely the meaning of the original. Rhythm and rhyme is secondary. After appropriate translation, we can restructure the verse line, (reverse the parts of the translated verse line, etc.) to provide better rhythm and rhyme. A few rhyming lines is enough to give the translation poetic quality. There's no need for rhyming every two lines. There's absolutely no good reason to limit the number of words or syllables in the translated verse because Vietnamese is monosyllabic and English is polysyllabic. This limitation will make it impossible to use the most equivalent words in English for the translation. As the most important thing in poetry translation is Rule #1, that is, to respect the way the poet expresses his thoughts, feelings and ideas, the words he uses in the poem, especially for masterpieces like The Tale of Kiêu or the poetry of the renowned poet, Vũ Hoàng Chương.
Cá nhân VT thì khi một bài thơ có một bản dịch nào thấy đủ hay rồi, thì thường là sẽ không dịch lại nữa. Như Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu có bản dịch rất hay của Tản Đà và của Vũ Hoàng Chương. Dịch lại, thấy không ý nghĩa, và sẽ dễ bị trùng lập ý, lời của những bản dịch hay vì mình tự nhiên muốn dùng những ý lời hay nhất và thích hợp nhất để dịch những câu thơ trong nguyên tác.
When I find an adequately good translation for a poem, then I do not want to translate the poem again. he The poem “Yellow Crane Tower” by Cui Hào already had two very great translations by Tản Đà and Vũ Hoàng Chương. To translate again is not meaningful and easy to reuse words and phrases already used in those two great translations, since as a conscientous translator and poet, I would naturally want to use the most appropriate words and the best phrases in my translation.
Vương Thanh
nhà thơ song ngữ, dịch giả truyện Kiều và Hán thi
(bilingual poet, translator of The Tale of Kieu and Chinese poetry)
21.11.2023
https://thetaleofkieu.lachong.net/